0907.565.612 (Sài Gòn: 599 Phạm Văn Chí, Quận 6)   –    0902.202.130 (Tiền Giang: 17 Ngô Quyền, P.7, Mỹ Tho)    –    0981.52.55.53 (Khánh Hòa: 1212 đường 23/10, Nha Trang)
logo

Hotline: 0907.565.612

Chat Zalo 0902.202.130

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc

Xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc theo phương pháp mới.

1. Chọn đất trồng và làm đất.

Chọn đất trồng Cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5-20cm, có rất nhiều rễ phụ. Bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. Độ pH phù hợp trên đất trồng Cúc từ 6 -6,5.

 

Nếu trồng Cúc trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém.

Để quy hoạch phát triển vùng trồng Cúc chuyên canh lớn, cần lựa chọn những cánh đồng rộng >50 ha, cao ráo, gần trục đường giao thông chính, hoặc gần điểm tiêu thụ (đô thị, sân bay, bến cảng...). Có nguồn đất và nguồn nước không bị ô nhiễm, tiện cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông nội đồng, kho lạnh xử lý, bảo quản, đóng gói). Mỗi một hộ gia đình phải có được ít nhất 2.000 m2 để tiện lợi cho công tác áp dụng cơ giới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Nếu trồng ở quy mô nhỏ, mang tính tự cung tự cấp cho địa phương cần chọn thửa ruộng có đầy đủ ánh sáng, thông thoáng và có thể luân canh với lúa nước hàng năm để diệt trừ mầm mống sâu bệnh.

2. Chuẩn bị đất trước khi trồng

Đất cho trồng Cúc cần phải được cày sâu bừa kỹ, phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, giúp đất giữ nước giữ phân tốt. Tùy theo cấu tượng đất, mà mức độ cày bừa khác nhau. Với đất phù sa chỉ cần cày, bừa qua rồi lên luống. Với đất thịt trung bình và thịt nặng phải phay đất nhiều lần. Tuy nhiên, không làm đất quá nhỏ, phá vỡ cấu tượng của đất. Vì đất nhỏ dễ bị đóng váng khi mưa hoặc khi tưới đẫm, mất đi độ tơi xốp cần có.

Trước khi trồng 10-12 ngày lên luống cao 20-0cm, bón phân. Vì Cúc trồng với mật độ dày nên không bón phân theo hốc, theo hàng mà bón đều trên mặt luống. Phân bón lót gồm:

  • Phân chuồng hoai mục 0 tấn /ha.
  • Đạm urê 25-0 kg /ha.
  • Supe lân 70-80 kg/ha.
  • Kali clorua 50-60 kg/ha.
  • (1 tấn phân chuồng + 1 kg đạm urê + 2,5- kg supe lân + 1,8-2, 2 kg clorua kali cho 1 sào Bắc Bộ).
  • Các loại phân trên trộn đều với đất sau đó dùng nilông che lại để tránh mưa rửa trôi và cỏ mọc, đợi đến khi trồng mới bỏ ra.

3. Kỹ thuật trồng

Sau khi đã chuẩn bị tốt đất, phân bón lót và cây con đủ tiêu chuẩn trồng ta tiến hành đêm trồng cây.

Mật độ, khoảng cách

Tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mục đích sử dụng (để một hoa hay để chùm hoa) loại đất, mức độ phân bón, kỹ thuật thâm canh chăm sóc mà quyết định trồng với các mật độ khác nhau:

- Đối với loại hoa to: Khoảng cách trồng là 12x15cm cho các giống cây cao, thân mập, cứng, không cần cọc đỡ và chỉ để 1 bông /1 cây (như các giống vàng Đài Loan, vàng Tàu, CN9, CN98, CN97 - đường kính bông 8-12cm). Với khoảng cách này mật độ đạt 480.000 cây /ha (918.000 cây /1 sào Bắc Bộ).

- Đối với giống hoa trung bình: Trồng với khoảng cách 15x20cm với các giống thân bụi cành cong mềm, chơi hoa cả chùm như các loại Cúc chi trắng, chi vàng, tím nồi, vàng nhị nâu, ánh vàng, ánh bạc, rau muống v.v... (một thân có -5 cánh hoa - đường kính bông từ 4-7cm). Mật độ đạt 00.000 cây /ha (12.000 cây /1 sào Bắc Bộ).

- Với các giống hoa nhỏ: Trồng với khoảng cách 0x40cm với các loại Cúc mâm xôi, đỏ ấn Độ... (đường kính bông từ 2-5cm). Cần phải bấm ngọn nhiều lần để tạo dáng cây hình cầu, chơi cả cây, trồng cây trong chậu. Mật độ trồng đạt 80.000 cây /ha (.000 cây /1 sào Bắc Bộ). Chú ý là trong điều kiện trồng với khoảng cách lớn thì nên trồng so le nhau để tiết kiệm không gian, giúp các cây không phải cạnh tranh ánh sáng với nhau.

Tiêu chuẩn trồng

Các cây được chọn đem trồng ngoài sản xuất phải là những cây xanh tốt, khỏe mạnh, có bộ rễ phát triển. Loại bỏ những cây yếu ớt, bị sâu bệnh. Nếu đi mua cây con về trồng cần phải phân loại cây. Các cây có hình dáng, kích thước, bộ rễ, sức sống như nhau trồng thành 1 luống. Các cây yếu hơn trồng luống khác. Có như vậy mới tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này.

4. Cách trồng

Chọn ngày râm mát, hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc mùn rác che phủ gốc và dùng bình ô-doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống. Mùn rơm vừa có tác dụng giữ ẩm cho cây vừa có tác dụng hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt, làm cho nước tưới có thể xuống rễ một cách dễ dàng. Những ngày đầu, tưới nước cần hết sức nhẹ nhàng tránh lay gốc, trôi cây. Không để các lá ở dưới dính vào đất hoặc bùn đất bắn lên các lá non làm bít các khí khổng, ảnh hưởng đến sự quang hợp, hô hấp và sự bốc hơi nước của bộ lá khi cây chưa hồi xanh trở lại. 

 

Theo Website Rau Hoa Quả VN, KH KT Nông nghiệp

In bài viết
Bài viết liên quan
  • Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây ăn quả có múi và cách khắc phục

    Thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng nói chung và ở cây có múi nói riêng đều làm giảm khả năng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Hạn chế khả năng phòng ngừa sâu bệnh ở cây trồng. Làm thế nào để phát hiện cây bị thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu chất gì? Các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bà con.
  • Độc đáo ổi hình thỏi vàng in chữ tài lộc

    Trái cây tạo hình thường được dùng làm quà biếu và trưng trong dịp tết, giá thành cao gấp nhiều lần so với bình thường. Sau đây là cách tạo hình thỏi vàng cho trái ổi đơn giản dễ làm, chúc các ban tự tay tạo ra những loại trái cây đẹp để nâng cao giá trị cho sản phẩm của mình làm ra .
  • Cách chăm sóc cây ổi mùa nóng: Cải thiện tình trạng ổi bị nám, sém do nắng

    Vào mùa hè nắng nóng, quả ổi hay bị nám, sém do bị nắng để khắc phục tình trạng này nông dân cần phải làm gì? Ngoài ra, để cây ổi cho năng suất cao, người trồng ổi cần chăm sóc cây ổi như thế nào?
  • Bảo vệ cây trồng mùa khô, hạn

    Mùa khô thường kéo dài gần 6 tháng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gia tăng sự suy thoái của cây trồng. Do đó, việc chăm sóc cây trồng vào mùa khô, hạn là rất quan trọng để đảm bảo cho cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt.
  • Giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn

    Khi cây ăn trái bị nhiễm mặn, rễ cây không thể hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế. Trường hợp cây bị nhiễm nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc, lá bị cháy, rụng và cây héo, chết dần. Khi cây bị nhiễm mặn các nhà khoa học khuyến cáo, bà con không nên nôn nóng bón phân hóa học, điều đầu tiên là phải rửa mặn thật nhanh. Sau đây là giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn mời bà con tham khảo.
  • "Mẹo" trồng đu đủ để quanh năm no đủ

    Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều nông hộ trồng đu đủ tại xã Thọ An, Đan Phượng, Hà Nội đã áp dụng những bí quyết riêng để điều chỉnh đu đủ ra quả liên tục trong năm.

DANH MỤC SẢN PHẨM
TÌM KIẾM NHANH
Dưới 100.000 VND
100.000-200.000 VND
200.000-1.000.000 VND
Trên 1.000.000 VND
Về chúng tôi

Túi Bao Trái Sạch Hoa Mai là nhà cung cấp Bao Trái Sạch hàng đầu của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm túi bao trái bảo vệ trái, giảm sâu bệnh tăng năng suất cây trồng, với thương hiệu Bao Trái Hoa Mai 15 năm được hàng triệu bà con tin tưởng sử dụng.

logo_1

TÀI KHOẢN THANH TOÁN

Quý khách cần mua hàng vui lòng chuyển khoản vào một trong các tài khoản sau

Chủ TK: Nguyễn Đại Dương

  • DongABank Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, 0108027894
  • Sacombank Tiền Giang, 070053419291
Fanpage Facebook

phuongthucthanhtoancayxinh

© BaoTraiCay.Com -  Công ty TNHH In Hoa Mai - Mã số 1200678965 do Sở KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp ngày 17/02/2007 | Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Phường 7, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: 0888.542.612 Email: baotraicay@gmail.com | Người đại diện: Nguyễn Đại Dương