0907.565.612 (Sài Gòn: 599 Phạm Văn Chí, Quận 6)   –    0902.202.130 (Tiền Giang: 17 Ngô Quyền, P.7, Mỹ Tho)    –    0981.52.55.53 (Khánh Hòa: 1212 đường 23/10, Nha Trang)
logo

Hotline: 0907.565.612

Chat Zalo 0902.202.130

Qui trình kỹ thuật trồng cải ngọt

Cải ngọt là loài rau ăn lá thuộc họ cải, rất dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, rau cải ngọt tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí... có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón, ăn nhiều cải trắng giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ và ung thư ruột kết. Nếu bạn đang muốn trồng cải ngọt hãy tham khảo bài viết "Qui trình kỹ thuật trồng cải ngọt" bên dưới cung cấp một số kiến thức cần thiết để tiến hành trồng cải ngọt đúng cách hiệu quả.

rau cải ngọt

1. GIỐNG

Giống cải ngọt có thời gian sinh trưởng (gieo đến thu hoạch):

  • Gieo - cấy: 35-40 ngày.
  • Sạ thẳng: 30 ngày.

Lớn cây lá màu xanh đậm trung bình, dày lá, bẹ lá hơi dẹp, màu xanh vừa, năng suất cao, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng.

2. THỜI VỤ

Cải ngọt có thể trồng được quanh năm (ở miền Nam). Tuy nhiên trồng trong điều kiện ít mưa và không mưa thì thuận lợi hơn.

3. LÀM ĐẤT

Chọn đất ít sét, đất thịt pha cát tơi xốp là tốt nhất, đất không bị nhiễm phèn, mặn độ PH thích hợp từ 6-6,5, nếu PH dưới 6 thì nên bón thêm vôi trước bón lót ít nhất 10 ngày, số lượng vôi bón từ 30-50 kg/1000m2. Líp gieo xạ cao khoảng 10-15 cm vào mùa mưa, nếu mùa khô thì thấp hơn mặt đất 10-15 cm, chiều ngang líp 1-1,5m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài của diện tích ruộng. Giữa 2 líp gieo trồng có một lối đi chăm sóc khoảng 40cm. Đất phải được xới xáo nhuyễn trộn thêm phân chuồng hoai, tro trấu và xử lý đất bằng Furadan hoặc Basudin hạt 3 kg/1000m2 để phòng sâu đất, tuyến trùng, kiến dế,…phá hại.

4. GIEO

  • Gieo-cấy: lượng giống yêu cầu: 60-80gr/1000m2.
  • Sạ thẳng: 300-500gr/1000m2.

Gieo hạt khô, trước khi gieo cần tưới đất gieo một lượt nước. Sau gieo cần rải 1 lớp mỏng lấp hạt giống gồm hỗn hợp phân chuồng + tro trấu + đất đã sàng kỹ, sau đó cần phủ một lớp mỏng rơm rạ để che đất, tránh đất bị dẽ (chặc), bảo đảm cho cây mầm lên khỏi đất dễ dàng. Có thể gieo vào bầu lá chuối hoặc khay xốp khi đem trồng ít bị đứt rễ và ít lần tưới nước hơn sau khi trồng.

5. CẤY


Khoảng cách cấy (trồng), hàng cách hàng 20-25 cm, cây cách cây trên hàng 20cm. Mật độ trồng khoảng16.000-20.000cây/1000m2. Khi cây con đạt được 18 ngày tuổi có thể tiến hành nhổ cấy. Cấy vào thời điểm chiều mát là tốt nhất, trước khi nhổ cây con cần tưới một lượt nước để mềm đất, dễ nhổ tránh bị đứt rễ.

6. CHĂM SÓC

Dùng thùng bông sen lỗ nhỏ để nước phân bố đều, tưới phải đủ nước, nếu tưới nhiều nước cây dễ bị bệnh chết rạp cây con (thối cổ rễ). Vào mùa nắng, ngày tưới 2 lần: sáng sớm và chiều mát, tuy nhiên sau khi cấy cần tưới 3 lần: sáng, trưa, chiều, kéo dài khoảng 3-4 ngày để cây dễ bắt phân và không bị héo mất sức.

- Bón phân:

  • Bón lót: phân chuồng hoai mục (phân trâu, bò, phân gà): 5-7 m3 + tro trấu 3-5m3 bón cho 1000m2 (nếu đất nhiều cát nên bớt lại 30% - 50% số lượng tro trấu nêu trên)
  • Bón thúc: Từ 10-18 ngày sau khi gieo nên tưới phân DAP theo tỉ lệ 1/1000 (10gram DAP pha với 10 lít nước) (ngâm phân DAP trong nước 6 giờ).

Sau khi cấy 3 ngày, tưới phân DAP ở nồng độ 2/1000, tưới phân vào buổi chiều mát, sáng sớm tưới nước rửa lá. Cứ cách 3 ngày tưới phân DAP một lần. Nếu thấy cây dư đạm, nên tưới bổ sung bằng phân NPK 16-16-8 (ngâm phân trong nước 12 giờ). Để cho cây phát triển tốt, lá mướt cần tưới thêm phân bánh dầu dừa hoặc dầu phộng (thường ngâm phân bánh dầu với nước ít nhất 2 tuần trước khi đem tưới, 5 kg bánh dầu/30 lít nước); Pha tỉ lệ 1/10 (1 lít bánh dầu đậm đặc pha với 10 lít nước). Trong thời gian tưới thúc phân cần làm cỏ, lấp gốc để cây đứng vững (áp dụng cho ruộng cấy)

7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

  • Bọ nhảy: dùng thuốc Padan, Decis, Polytrin, Nockthrin. 
  • Sâu xanh, sâu vẽ bùa: dùng thuốc Foton 5.0 ME, Lannate, Vectimec, Nockthrin. 
  • Rầy đen, rệp bông: Admire, Oncol, Supracide, …

Bệnh: thối cổ rễ cây con, cháy lá: cần phun thuốc Kasuran, Validamycine, Thane M (Mancozeb), Zineb, …

8. THU HOẠCH

Thông thường thu hoạch cải ngọt trước khi ra hoa, vì cải ngọt ra hoa, lá thường bị cằn cổi, xơ nhiều không ngon, ở giai đoạn 36-38 ngày sau gieo (trường hợp cấy) và 28-30 ngày (trường hợp sau sạ) là tiến hành thu hoạch (nhổ cây), nhổ cây vào buổi chiều mát để hạn chế bị héo lá, cắt bỏ lá già bó lại từng bó nhỏ gọn xếp vào giỏ, thùng đem đi tiêu thụ.

 

In bài viết
Bài viết liên quan
  • Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây ăn quả có múi và cách khắc phục

    Thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng nói chung và ở cây có múi nói riêng đều làm giảm khả năng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Hạn chế khả năng phòng ngừa sâu bệnh ở cây trồng. Làm thế nào để phát hiện cây bị thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu chất gì? Các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bà con.
  • Độc đáo ổi hình thỏi vàng in chữ tài lộc

    Trái cây tạo hình thường được dùng làm quà biếu và trưng trong dịp tết, giá thành cao gấp nhiều lần so với bình thường. Sau đây là cách tạo hình thỏi vàng cho trái ổi đơn giản dễ làm, chúc các ban tự tay tạo ra những loại trái cây đẹp để nâng cao giá trị cho sản phẩm của mình làm ra .
  • Cách chăm sóc cây ổi mùa nóng: Cải thiện tình trạng ổi bị nám, sém do nắng

    Vào mùa hè nắng nóng, quả ổi hay bị nám, sém do bị nắng để khắc phục tình trạng này nông dân cần phải làm gì? Ngoài ra, để cây ổi cho năng suất cao, người trồng ổi cần chăm sóc cây ổi như thế nào?
  • Bảo vệ cây trồng mùa khô, hạn

    Mùa khô thường kéo dài gần 6 tháng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gia tăng sự suy thoái của cây trồng. Do đó, việc chăm sóc cây trồng vào mùa khô, hạn là rất quan trọng để đảm bảo cho cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt.
  • Giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn

    Khi cây ăn trái bị nhiễm mặn, rễ cây không thể hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế. Trường hợp cây bị nhiễm nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc, lá bị cháy, rụng và cây héo, chết dần. Khi cây bị nhiễm mặn các nhà khoa học khuyến cáo, bà con không nên nôn nóng bón phân hóa học, điều đầu tiên là phải rửa mặn thật nhanh. Sau đây là giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn mời bà con tham khảo.
  • "Mẹo" trồng đu đủ để quanh năm no đủ

    Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều nông hộ trồng đu đủ tại xã Thọ An, Đan Phượng, Hà Nội đã áp dụng những bí quyết riêng để điều chỉnh đu đủ ra quả liên tục trong năm.

DANH MỤC SẢN PHẨM
TÌM KIẾM NHANH
Dưới 100.000 VND
100.000-200.000 VND
200.000-1.000.000 VND
Trên 1.000.000 VND
Về chúng tôi

Túi Bao Trái Sạch Hoa Mai là nhà cung cấp Bao Trái Sạch hàng đầu của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm túi bao trái bảo vệ trái, giảm sâu bệnh tăng năng suất cây trồng, với thương hiệu Bao Trái Hoa Mai 15 năm được hàng triệu bà con tin tưởng sử dụng.

logo_1

TÀI KHOẢN THANH TOÁN

Quý khách cần mua hàng vui lòng chuyển khoản vào một trong các tài khoản sau

Chủ TK: Nguyễn Đại Dương

  • DongABank Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, 0108027894
  • Sacombank Tiền Giang, 070053419291
Fanpage Facebook

phuongthucthanhtoancayxinh

© BaoTraiCay.Com -  Công ty TNHH In Hoa Mai - Mã số 1200678965 do Sở KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp ngày 17/02/2007 | Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Phường 7, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: 0888.542.612 Email: baotraicay@gmail.com | Người đại diện: Nguyễn Đại Dương