0907.565.612 (Sài Gòn: 599 Phạm Văn Chí, Quận 6)   –    0902.202.130 (Tiền Giang: 17 Ngô Quyền, P.7, Mỹ Tho)    –    0981.52.55.53 (Khánh Hòa: 1212 đường 23/10, Nha Trang)
logo

Hotline: 0907.565.612

Chat Zalo 0902.202.130

Trồng chuối phủ bạt và áp dụng bao trái

Trồng chuối phủ bạt là biện pháp kỹ thuật mới, sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic, sử dụng 6 cuộn khổ 1,2m x 400m/ha) hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, giữ được độ ẩm đất, khi mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi…

ky-thuat-trong-chuoi-ban_gia_cao_111

I. Chuẩn bị đất trồng chuối phủ bạt

  • – Cây chuối thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng trồng chuối thâm canh nên chọn những vùng đất bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, pH thích hợp 6- 7,5.
  • – Làm đất: Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, bằng phẳng, xử lý vôi trước lần làm đất cuối cùng sau đó cày vùi trước khi đào hố trồng 2 tuần.

II. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chuối phủ bạt

1. Thời vụ, mật độ, khoảng cách trồng cây chuối phủ bạt:

  • – Thời vụ: Chuối có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa.
  • – Mật độ: 2.000 cây/ha. Khoảng cách: 2,5m x 2m.
  • – Chọn cây giống: Chọn cây con trên cây mẹ đã có buồng, khỏe mạnh. Cây con cao 1,2 – 1,5m, củ chuối lớn, có lá bàng, không sâu bệnh. Gọt bỏ hết rễ trên củ, cắt 2/3 lá xòe, giữ nguyên lá cuốn. Lấy giống từ chuối nuôi cấy mô sạch bệnh.

2. Đào hố, bón lót và phủ bạt:

  • – Đất cày sâu 0,4-0,5m, lên luống rộng 1m, cao 20-30cm, căn cứ khoảng cách cây cách cây để đào hố.
  • – Đào hố: Để riêng lớp đất mặt, đào hố sâu 40-50 cm, rộng 50-60cm.
  • – Bón lót: Phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3 kg lân supe + 0,1 kg KCl. Trộn đều các loại phân với lớp đất mặt rồi lấp hố. Tiến hành phủ bạt, dùng ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt.

quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-chuoi-phu-bat

3. Cách trồng cây chuối phủ bạt:

Khoét bạt theo khoảng cách cây cách cây 2m, dùng xẻng tạo 1 lỗ sâu hơn củ chuối 10-15cm, sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất quanh gốc. Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho chuối. Khi trồng quay sẹo củ của cây (mặt cắt cây giống khi tách ra khỏi cây mẹ) về một hướng để chuối trổ buồng về một phía dễ chăm sóc., thu hoạch.

III. Kỹ thuật chăm sóc cây chuối phủ bạt:

– Trồng dặm: Sau trồng 1 tháng nên dặm lại những cây đã chết hay còi cọc …

– Bón phân: Liều lượng bón/ha: 600-800kg urê, 500-800 kg kali (1 gốc: 0,3-0,4 kg urê; 0,25- 0,4 kg kali).

– Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón như sau:

  • + Đợt 1 (sau khi trồng 1,5-2 tháng): ½ urê + ½ kali.
  • + Đợt 2 (trước khi chuối trỗ buồng 2 tháng): ½ urê + ½ kali.

– Cách bón: Cuốc rãnh sâu (20-25 cm) 2 bên mí bạt, bón phân, đảo đều đất, lắp bằng.

Tỉa cây con: Thường xuyên tỉa định cây con để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh gây hại vườn chuối, thường để 1cây mẹ và 2 cây con.

quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-chuoi-phu-bat-2

Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối được 8-12 nải. Dùng một nắm lân trộn với đất bịt vết cắt ngăn chặn tình trạng chảy nhựa.

Chống buồng: Dùng cọc chống buồng quả, kết hợp với “bó giò” thân cây bằng lạt dài hoặc dây nilon.

Bao buồng: Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp. Có thể dùng bao chuyên dùng (Trung Quốc) hoặc bao nilon trắng (xanh) thủng 2 đầu lồng vào buồng chuối, buộc chặt phần đầu trên vào cuống buồng, đầu dưới để hở tự nhiên (nếu buộc kín quả sẽ bị thối).

IV. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối phủ bạt:

1. Bệnh Sùng đục củ ở cây chuối:

  • – Làm cho củ thối, cây sinh trưởng kém, buồng nhỏ, trái còi cọc.
  • – Phòng trị: Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Furadan, Regent 0,3G, hoặc Basudin rải vào gốc, hoặc chẻ đôi thân chuối úp quanh gốc để bắt thành trùng.

2. Sâu cuốn lá ở cây chuối: Ngắt bỏ lá bị sâu cuốn, giết sâu bằng tay.

trong_chuoi_xuat_khau_1

3. Bệnh đốm lá:

  • – Sigatoka vàng và Sigatoka đen gây hại trên lá tạo hình bầu dục màu nâu có bệnh màu sậm hơn và xuất hiện mặt dưới lá. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, làm buồng chuối nhỏ …
  • – Phòng trị: Không trồng chuối trên các chân đất chua. Đất trồng phải thoát nước tốt. Mật độ trồng phải thích hợp. Vệ sinh vườn chuối, cắt và đốt các lá bị bệnh. Phun Score, Benomyl từ 2-4 tuần/lần trong mùa mưa.

4. Bệnh héo rũ Panama:

  • – Các lá già vị vàng trước rồi sau đó lan dần đến ngọn, vàng từ bìa lá lan vào gân chính. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn có màu nâu đỏ.
  • – Phòng trị: Khử trùng chuối bằng Manzate, Ridomi trước khi trồng, đào bỏ các gốc chuối bị bệnh.

5. Bệnh chùn đọt:

  • – Trên lá chuối có sọc xanh lợt ở cuống lá và phiến lá song song với các gân lá, lá mọc hơi đúng chứ không xỏe ngang. Bệnh lây lan trực tiếp qua cây giống, qua rầy mềm và tuyến trùng truyền virus từ cây này sang cây khác.
  • – Phòng trị: Huỷ bỏ cây bệnh, chọn cây giống sạch bệnh để phát hiện bệnh sớm kịp thời nhổ bỏ, chống lây lan.

V. Thu hoạch chuối

– bảo quản Khi quả đã tròn cạnh, ruột vàng, độ già 85-90%. Chặt buồng dựng ngược, bảo quản nơi râm mát.

Theo ĐH Nông Lâm TPHCM.

tags: trồng cây chuối , Bao trái xoài, Bao bọc trái cây , Túi bao bưởi

-Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết về kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.

Bài viết liên quan
  • Bao quả na (mãng cầu ta): Tuyệt kỹ ngăn ruồi vàng đục quả

    Cây mãng cầu ta bị ruồi đục quả gây hại. Hỏi có cách nào để khắc phục?
  • TẤT TẦN TẬT VỀ CÁC LOẠI TÚI BAO TRÁI PHÒNG SÂU BỆNH MÀ BẠN NÊN BIẾT

    Sử dụng túi bao trái bảo vệ mùa màng là kỹ thuật được hầu hết nhà vườn áp dụng cho cây ăn quả hiện nay. Túi bao trái được coi là biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho trái trên cây một cách toàn diện nhất, tiết kiệm chi phí và còn an toàn tuyệt đối.Tuy nhiên có các loại túi bao trái nào, nên sử dụng túi bao trái loại nào, mùa nào nên sử dụng túi bao trái...?
  • Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bao Trái Mít Thái Đạt Loại Nhất

    Sau giai đoạn làm bông mít, tuyển bông và trái mít, hôm nay mình ra vườn mít thái siêu sớm để bao trái mít, Đây là quy trình rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít thái.
  • Mận sạch, năng suất gấp đôi nhờ bao lưới

    Nếu như trước đây, cứ vào mùa mưa, người trồng mận miền Nam lại lo sợ bị ruồi vàng tấn công thì nay với phương pháp bao lưới, tình trạng này đã được giải quyết triệt để. Trái mận khi thu hoạch không chỉ sạch mà năng suất còn tăng gấp đôi.
  • Chuyện "lạ" ở An Giang: Mang túi bọc hết trái cây, sâu đành "bó tay"

    Nông dân trồng cây ăn trái ở nhiều địa phương tỉnh An Giang đã và đang áp dụng phương pháp sử dụng túi bao cho các loại trái. Khi áp dụng túi bao, không chỉ giúp bảo vệ trái trước sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh và tránh tác hại của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mà còn có tác dụng làm cho trái có màu sắc đẹp, dễ bán ra thị trường cũng như hướng đến xuất khẩu.
  • Nông dân "làm đẹp" cho vú sữa Lò Rèn đi Mỹ

    Nhờ thực hiện bao trái nghiêm ngặt, kiểm soát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... mỗi năm nông dân Tiền Giang xuất gần 200 tấn vú sữa Lò Rèn đi Mỹ.

DANH MỤC SẢN PHẨM
TÌM KIẾM NHANH
Dưới 100.000 VND
100.000-200.000 VND
200.000-1.000.000 VND
Trên 1.000.000 VND
Về chúng tôi

Túi Bao Trái Sạch Hoa Mai là nhà cung cấp Bao Trái Sạch hàng đầu của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm túi bao trái bảo vệ trái, giảm sâu bệnh tăng năng suất cây trồng, với thương hiệu Bao Trái Hoa Mai 15 năm được hàng triệu bà con tin tưởng sử dụng.

logo_1

TÀI KHOẢN THANH TOÁN

Quý khách cần mua hàng vui lòng chuyển khoản vào một trong các tài khoản sau

Chủ TK: Nguyễn Đại Dương

  • DongABank Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, 0108027894
  • Sacombank Tiền Giang, 070053419291
Fanpage Facebook

phuongthucthanhtoancayxinh

© BaoTraiCay.Com -  Công ty TNHH In Hoa Mai - Mã số 1200678965 do Sở KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp ngày 17/02/2007 | Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Phường 7, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: 0888.542.612 Email: baotraicay@gmail.com | Người đại diện: Nguyễn Đại Dương