0907.565.612 (Sài Gòn: 599 Phạm Văn Chí, Quận 6)   –    0902.202.130 (Tiền Giang: 17 Ngô Quyền, P.7, Mỹ Tho)    –    0981.52.55.53 (Khánh Hòa: 1212 đường 23/10, Nha Trang)
logo

Hotline: 0907.565.612

Chat Zalo 0902.202.130

Chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái

Cây bơ Tây Nguyên có đặc trưng là tỉ lệ đậu trái thấp, đặc biệt là bơ booth. Thời điểm tập trung ra hoa đậu trái vào khoảng tháng 3, 4. Giai đoạn cây ra trái non là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Thời điểm này, dễ xảy ra hiện tượng rụng nhất.

Một trong những nguyên nhân là do phần lớn nông dân ít chủ động tưới tiêu mà chờ nước từ mưa cung cấp cho cây. Điều này làm gia tăng khả năng cây bị sốc do điều kiện thay đổi đột ngột. Những cây không có nước tưới thường xuyên bỗng nhiên tiếp nhận một lượng nước lớn làm cây tập trung hút nước mạnh dẫn đến tầng rời ở cuống trái mọng nước làm trái non bị rụng.

Tại những vùng chuyên canh cây bơ ở tỉnh Đắk Lắk, những nhà vườn kinh nghiệm rất chú ý đến việc quản lí ẩm độ cho vườn cây bằng cách tưới lượng nước phù hợp song song với bón phân cân đối ở giai đoạn sau khi cây đậu trái. Với bà con, đây là bí quyết quyết định năng suất về sau.

mj01

Theo các nhà khoa học, đối với cây bơ hay bất cứ cây ăn trái nào khác, khi đậu trái sẽ xảy ra hiện tượng rụng sinh lí. Đây là hiện tượng rụng trái bình thường, tỷ lệ rụng trung bình từ 10 - 30% tùy vào tuổi cây, tỷ lệ trái đậu trên cây.

Thông thường tỷ lệ đậu trái cao thì tỷ lệ rụng trái sinh lý cao hơn. Ngoài ra, việc rụng trái của cây còn do các yếu tố khác chi phối như thời tiết: nắng hạn, mưa nhiều làm cho cây không hút được dinh dưỡng để nuôi trái, trái sẽ bị rụng. Rụng trái do sâu bệnh hại. Và rụng trái do bón phân không đầy đủ, mất cân đối, bón không đúng kỹ thuật.

Theo đó, trong giai đoạn tăng trưởng và tích lũy chất khô của trái, bón kali không cân đối với đạm (kali thấp, đạm cao) đã làm cho trái bơ chứa nhiều nước, làm nứt trái và rụng. Ngoài ra, trái bơ chứa nhiều nước sẽ có nguy cơ dễ bị bọ xít muỗi; nấm Phytophthora tấn công gây hại làm cho trái bơ bị rụng.

Hiện nay, hầu hết các nhà vườn chuyên canh cây bơ đều nắm rõ nguyên lí dinh dưỡng ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển, năng suất, chất lượng trái. Vì vậy, ngay từ giai đoạn sau thu hoạch, nhà vườn đã tập trung dinh dưỡng để cây hồi phục sau thời gian dài nuôi trái bằng cách bón với tỉ lệ đạm cao để nuôi được bộ lá khỏe. Sau khi cây đậu trái, việc quan trọng là cân đối dinh dưỡng hợp lí để cây không bị rụng trái non. Nhất là phải bổ sung các chất trung vi lượng, đặc biệt là canxi, bo.

 

Theo các nhà khoa học, giai đoạn cây ra trái non, để hạn chế hiện tượng rụng trái. Nhà vườn cần chú ý quản lí tốt yếu tố dinh dưỡng và ẩm độ, vốn là 2 tác nhân chính khiến cây rụng trái. Đối với ẩm độ: giai đoạn trái nhỏ bằng ngón tay đến bằng quả trứng gà, nên tưới nước từ 200-300lit, khoảng 10 ngày/lần, tưới xoa, đều khắp vườn.

Với dinh dưỡng: chú ý bón phân cân đối, nên chọn các sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây ăn trái có bổ sung nguyên tố trung vi lượng như canxi, magiê, bo, kẽm,…. Riêng nguyên tố Bo, các nhà khoa học cho biết, giai đoạn hoa vừa thụ tinh, mới đậu trái, nguyên tố Bo là rất cần thiết.

Bón phân giai đoạn này, nhà vườn nên chọn bón các loại phân NPK có tỉ lệ cân bằng nhau như NPK Đầu Trâu 16-16-13+TE, của Công ty CP Phân bón Bình Điền lượng bón tùy vào năng suất của cây. Chú ý, không bón kali liều cao cho cây bơ ở giai đoạn đầu này vì sẽ làm cho trái bơ nhỏ đi, và không đạt kích cỡ như mong muốn.

mj02

Song song đó, cũng cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các nấm bệnh trên cây bơ làm cây cho năng suất thấp như thối rễ, ghẻ ở vỏ. Ở giai đoạn trái non là thời điểm trái bơ dễ bị tấn công nhất. Vì vậy, cần treo bẫy dẫn dụ côn trùng, hoặc bao trái sẽ vừa giúp giữ phẩm chất trái ngon vừa hạn chế rụng trái.

Để trái bơ đạt kích cỡ và chất lượng cao, các giai đoạn tiếp theo nhà vườn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp, cụ thể:

- Những đợt bón nuôi trái tiếp nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây ăn trái với liều lượng cân đối, có bổ sung trung vi lượng như NPK Đầu Trâu AT1, AT3 bón trong thời kì nuôi trái. Bón từ 1.5-2kg/gốc.

- Khi trái lớn: bón NPK Đầu Trâu Nuôi Trái, lượng bón từ 0,5-1,5kg/gốc/lần. Kali trong sản phẩm được sử dụng dạng Kalisulfat nên phù hợp để nuôi trái, làm tăng mùi hương, mùi thơm cho nhiều loại cây ăn trái và cây có nhiều tinh dầu như cây bơ, từ đó, giúp gia tăng giá trị nông sản.

Nguồnnongnghiep.vn

Bài viết liên quan
  • Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây ăn quả có múi và cách khắc phục

    Thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng nói chung và ở cây có múi nói riêng đều làm giảm khả năng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Hạn chế khả năng phòng ngừa sâu bệnh ở cây trồng. Làm thế nào để phát hiện cây bị thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu chất gì? Các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bà con.
  • Độc đáo ổi hình thỏi vàng in chữ tài lộc

    Trái cây tạo hình thường được dùng làm quà biếu và trưng trong dịp tết, giá thành cao gấp nhiều lần so với bình thường. Sau đây là cách tạo hình thỏi vàng cho trái ổi đơn giản dễ làm, chúc các ban tự tay tạo ra những loại trái cây đẹp để nâng cao giá trị cho sản phẩm của mình làm ra .
  • Cách chăm sóc cây ổi mùa nóng: Cải thiện tình trạng ổi bị nám, sém do nắng

    Vào mùa hè nắng nóng, quả ổi hay bị nám, sém do bị nắng để khắc phục tình trạng này nông dân cần phải làm gì? Ngoài ra, để cây ổi cho năng suất cao, người trồng ổi cần chăm sóc cây ổi như thế nào?
  • Bảo vệ cây trồng mùa khô, hạn

    Mùa khô thường kéo dài gần 6 tháng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gia tăng sự suy thoái của cây trồng. Do đó, việc chăm sóc cây trồng vào mùa khô, hạn là rất quan trọng để đảm bảo cho cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt.
  • Giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn

    Khi cây ăn trái bị nhiễm mặn, rễ cây không thể hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế. Trường hợp cây bị nhiễm nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc, lá bị cháy, rụng và cây héo, chết dần. Khi cây bị nhiễm mặn các nhà khoa học khuyến cáo, bà con không nên nôn nóng bón phân hóa học, điều đầu tiên là phải rửa mặn thật nhanh. Sau đây là giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn mời bà con tham khảo.
  • "Mẹo" trồng đu đủ để quanh năm no đủ

    Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều nông hộ trồng đu đủ tại xã Thọ An, Đan Phượng, Hà Nội đã áp dụng những bí quyết riêng để điều chỉnh đu đủ ra quả liên tục trong năm.

DANH MỤC SẢN PHẨM
TÌM KIẾM NHANH
Dưới 100.000 VND
100.000-200.000 VND
200.000-1.000.000 VND
Trên 1.000.000 VND
Về chúng tôi

Túi Bao Trái Sạch Hoa Mai là nhà cung cấp Bao Trái Sạch hàng đầu của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm túi bao trái bảo vệ trái, giảm sâu bệnh tăng năng suất cây trồng, với thương hiệu Bao Trái Hoa Mai 15 năm được hàng triệu bà con tin tưởng sử dụng.

logo_1

TÀI KHOẢN THANH TOÁN

Quý khách cần mua hàng vui lòng chuyển khoản vào một trong các tài khoản sau

Chủ TK: Nguyễn Đại Dương

  • DongABank Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, 0108027894
  • Sacombank Tiền Giang, 070053419291
Fanpage Facebook

phuongthucthanhtoancayxinh

© BaoTraiCay.Com -  Công ty TNHH In Hoa Mai - Mã số 1200678965 do Sở KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp ngày 17/02/2007 | Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Phường 7, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: 0888.542.612 Email: baotraicay@gmail.com | Người đại diện: Nguyễn Đại Dương