Bệnh thối khô quả na là bệnh khá phổ biến trên cây na, làm giảm năng suất. Sau đây chúng tôi xin gửi tới bà con 1 số kỹ thuật phòng trừ bệnh thối khô quả na. Để cho cây na sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, ngoài chế độ chăm sóc (tưới nước, bón phân…) thì công tác phòng trừ sâu bệnh hại na có tính chất quyết định.
Cây na là loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và được trồng tại nhiều vùng miền trong cả nước, chủ yếu tại các tỉnh trung du và miền núi. Cây na có nhiều giống khác nhau, nhưng được người trồng và người tiêu dùng phân làm 2 loại chủ yếu là na dai và na bở.
Để cho cây na sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, ngoài chế độ chăm sóc (tưới nước, bón phân…) thì công tác phòng trừ sâu bệnh hại na có tính chất quyết định. Một trong những loài sâu bệnh hại quyết định tới năng suất của cây na là bệnh thối khô quả (trong nhân dân còn gọi là quả na điếc).
Triệu chứng của bệnh
Bệnh thối khô quả na do một loài nấm gây lên. Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, cành, hoa và quả. Trên cành (chủ yếu là cành nhỏ, cành tăm), nấm bệnh làm cho cành bị chết khô (trong nhân dân còn gọi là bệnh khô cành hay bệnh chết ngược). Trên lá na, khi bị nhiễm bệnh, thường xuất hiện các đốm mầu đen, xung quanh có viền mầu vàng. Các vết bệnh đan xen nhau làm cho lá biến vàng và bị rụng sớm. Những nụ và hoa bị nhiễm bệnh thường bị chết khô và biến mầu thâm đen.
Đặc biệt khi bệnh gây hại trên quả làm cho vỏ ngoài của quả bị nứt vỡ và biến mầu khô đen. Khi quả bị nhiễm bệnh, toàn bộ thịt của quả biến mầu nâu đen và bị hóa bần. Những quả na bị chết khô vẫn còn treo trên cành và rất khó bị rụng. Bệnh chết khô có thể gây hại toàn bộ quả hay chỉ hại một phần của quả na. Bệnh làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng của quả na.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh gây hại của bệnh
Bệnh chết khô quả na do một loài nấm có tên khoa học Lasiodilodia thobromae gây lên. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây na, kể cả giai đoạn khi cây na bước vào giai đoạn rụng lá mùa đông (thời kỳ này nấm bệnh gây hại các cành nhỏ và cành tăm).
Tại các vườn na trồng dầy và bị khô hạn, nấm bệnh thường phát sinh gây hại nặng hơn so với các vườn khác. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh gây hại. Vì vậy, bệnh chết khô quả na thường gây hại nặng trong vụ hè thu từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch.
Biện pháp phòng trừ
Nên trồng na với mật độ phù hợp với từng giống và chân đất, không nên trồng dầy sẽ làm bệnh thối quả thêm trầm trọng.
Sau khi thu hoạch na và khi cây na bước vào thời kỳ rụng lá vào mùa đông, người làm vườn nên cắt cành, tạo tán để cho na sinh trưởng phù hợp nhằm thuận lợi cho quá trình thu hoạch và hạn chế các loài sâu bệnh hại.
Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm; ưu tiên bón tăng phân kai đối với những vườn bị nhiễm bệnh thối khô quả những năm trước.
Khi cây na bước vào giai đoạn ra nụ hoa, cần theo dõi thường xuyên; khi lá và nụ hoa chớm có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì cần phun thuốc kịp thời. Sau khi hình thành quả non (quả to bằng đầu đũa) nên phun thuốc để tiếp tục bảo vệ quả. Nếu bệnh nặng có thể phun kép sau 8 – 10 ngày. Một số loại thuốc đặc hiệu đối với bệnh chết khô quả na như: Bendazol 50 WP, Carbenzim 500 FL, Carosal 50 SC… nồng độ từ 0,15 – 0,2%. Chú ý phun ướt đều các quả non.
Sử dụng túi bao trái cây bả vệ quả :
1, lợi ích của túi bao trái
Hiện nay, ruồi vàng đục trái mãng cầu gây giòi đã trở thành dịch trong sự bất lực của nông dân. Từ khi trái mãng cầu còn non, ruồi vàng đã đục trái đẻ trứng bên trong nên nông dân không thể phun thuốc bảo vệ thực vật diệt được trứng, trong khi thuốc đặc trị ruồi vàng chưa có trên thị trường. Sau khoảng một tháng thì trứng nở ra giòi, trùng thời điểm thu hoạch trái mãng cầu.
Trước đây, ruồi vàng đục trái gây giòi chỉ xảy ra ở một vài thời điểm trong năm, nhưng giờ thì quanh năm. Đa phần vườn mãng cầu có sản lượng trái bị giòi từ 50 – 90%; một số khác ít hơn cũng có tối thiểu 30 – 40% sản lượng trái có giòi.
Việc bao trái mãng cầu ngoài tác dụng ngăn ruồi vàng còn có tác dụng ngừa rệp sáp, hạn chế khả năng thẩm thấu thuốc bảo vệ thực vật (nếu có).
Túi vải vừa tạo được môi trường thông thoáng cho trái, không làm trái bị đổ mồ hôi, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa sâu rùi phá hoại trái đến khi thu hoạch. Chi phí đầu tư và công bao trái rẻ hơn nhiều so với việc phun thuốc trừ sâu. Ngoài ra bao còn có thể tái sử dụng.
2, cách sử dụng
- Bao quả khi quả còn nhỏ, nên dùng các chế phẩm BVTV phun xịt để diệt các loại côn trùng sâu non nhện nắm bệnh bám sẵn trên quả non trước khi bao.
- Sau khi xử lý bằng chế phẩm BVTV phải chờ cho chúng bám trên quả khô rồi mới tiến hành bao trái. Việc bao trái phải hoàn thành trong thời gian từ 2 đến 3 ngày, không nên kéo dài quá lâu. Bao trái lúc trái đã khô ráo
- Dùng túi luồng từ dưới lên bao trọn quả và rút dây rút trên bao để siết miệng túi vừa với cuống quả.
Phạm Văn Phú
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang
tags: bao trái na , Bao trái xoài, Bao bọc trái cây , Túi bao bưởi
-Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết về kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.
Quý khách cần mua hàng vui lòng chuyển khoản vào một trong các tài khoản sau
Chủ TK: Nguyễn Đại Dương
© BaoTraiCay.Com - Công ty TNHH In Hoa Mai - Mã số 1200678965 do Sở KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp ngày 17/02/2007 | Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Phường 7, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: 0888.542.612 Email: baotraicay@gmail.com | Người đại diện: Nguyễn Đại Dương