Chọn đất phù hợp cho cây mận, độ mùn từ 2,0 – 2,5% trở lên, có tầng dầy trên 50cm, tơi xốp có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng dễ thoát nước..
Chú ý:
Nên bố trí khoảng 10% số cây mận khác giống, trồng rải rác trên vưòn để tăng khả năng thụ phấn cho mận, tăng năng suất quả. .
Hố trồng được đào với kích cỡ 60 x 60 x 60cm hoặc 50 x 60 x 70cm, hố cách hố 44m, mật độ 625 cấy/ha! Sau khi đào hố, bón lót mỗi hố 20 – 25kg phân chuồng hoai, 200g phân lân nung chảy, 100g sufat kali và 300g vôi bột. Tất cả trộn kỹ với đất mặt và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng.
Thời vụ trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nẩy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá.
Khi trồng, bới ở giữa hố, mỗi hố một hốc vừa bằng bầu của cây mận con, với độ sâu vừa đủ, mặt bầu ngang mặt đất. Sau khi đặt cây vào hố, nén chặt đất xung quanh và tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây. Trong tháng đầu, nếu trời khô hanh thì cần tưới hàng ngày.
Thường xuyên diệt cỏ dại và xới xáo xung quanh gốc cây. Mùa mưa cần có biện pháp chống ngập úng cho vườn mận, nhất là sau các trận mưa to liên tục. Mùa khô, lạnh cần xới xáo, ủ gốc giữ ẩm cho mận.
Chú ý:
Cắt bỏ sớm các chồi dại mọc từ phần câỵ gốc ghép (vì các chọi này thường mọc khoẻ và nhanh hơn phần mận ghép ở trên), để tập trung dinh dưỡng cho mầm ghép sinh trưởng, phát triển.
Khi cây cao 1 – l,2m thì bấm ngọn, tạo ra 4— 5 cành mọc xoè ra bốn phía để thành các cành cơ bản. Năm sau lại bấm ngọn các cành đó để tạo các cành thứ cấp. Cô gắng tạo bộ khung tán tròn đều.
Chăm sóc
Cây mận dưới 4 năm tuổi mỗi năm bón một lần vào đầu năm cho một cây như sau: 15kg phân hữu cơ; 0,4kg supe lân; 0,3kg clorua kali; 0,5kg urê, riêng lượng đạm chia đôi bón vào đầu và giữa năm. Đối với vườn mận từ 4 — 10 năm thì mỗi năm bón 3 lần: tháng 2 – 3, 6 — 7 và tháng 11-12. Lượng phân bón cho mỗi cây như sau: .
Đầu năm: 0,4kg urê + 0,2kg Cloruakali để cây nuôi lộc, hoa và quả.
Giữa năm: 0,4kg urê + 0,25kg clorua kali để cây hồi sức sau thu hoạch quả.
Cuối năm: 20 – 30kg phân chuồng; 0,7kg supe lân và 0, 15kg clorua kali giúp cây chuẩn bị ra hoa.
Đối với mận hơn 10 tuổi thì mỗi năm cũng bón 3 lần với lượng phân tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi tuỳ thực trạng của vườn mận.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây mận thường bị các loại sâu bệnh hại như sâu cánh cứng ăn lá, sậu đục cành, rệp sáp, rệp muội, nhện, bọ xít, sâu non bộ cánh vẩy hại đọt non và bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa.
Mùa xuân khi cây mận ra hoa và lộc xuân, thường phát sinh rệp muội sâu ăn đọt non và bệnh phấn trắng. Mùa hè, thu chủ yếu có sâu ăn lá, rệp sáp, nhện, bọ xít và bệnh chảy nhựa..
Việc chăm sóc, bón phân, vệ sinh vườn, quét vôi gốc… có tác dụng rất nhiều trong việc hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận.
Đối với những loài côn trùng có thể dùng các thuốc như selecron 500ND pha 0,1%, trebon 10EC pha 0,5-1%, riêng đối vói nhện nên dùng ortus 5SC pha 0,1%, với rệp sáp phun supracid 20ECpha0,l%
Đối với bệnh: phun Tilt super 300ND pha 0,1%. Riêng đối với chảy nhựa, cần cạo vỏ và phun Aliette80WP pha 0,30% hoặc quét Boócđô đặc 10% lên vết bệnh.
sưu tầm theo enternet
tags: Trồng chanh , Bao trái xoài, Bao bọc trái cây , Túi bao bưởi
-Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết về kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây
Quý khách cần mua hàng vui lòng chuyển khoản vào một trong các tài khoản sau
Chủ TK: Nguyễn Đại Dương
© BaoTraiCay.Com - Công ty TNHH In Hoa Mai - Mã số 1200678965 do Sở KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp ngày 17/02/2007 | Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Phường 7, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: 0888.542.612 Email: baotraicay@gmail.com | Người đại diện: Nguyễn Đại Dương